Tai chúng ta nghe được những âm thanh nào?

âm thanh tai người nghe được

Con người có thể nghe được những âm thanh nào?

Khả năng nghe của một người được mô tả bởi độ cao (tần số) và độ to (cường độ) của âm thanh người đó có thể nghe được mà không cảm thấy khó chịu.

Có rất nhiều loại âm thanh xung quanh chúng ta, từ nhẹ nhàng như tiếng chim hót, tiếng lá xào xạc cho đến những âm thanh lớn như tiếng nhạc, tiếng la hét hay tiếng ồn trong môi trường công nghiệp. Phạm vi âm thanh mà chúng ta nghe được chính là vùng cảm nhận âm thanh của chúng ta.

Độ cao và độ to của âm thanh

Khả năng nghe của một người phụ thuộc vào cả độ cao lẫn độ to của âm thanh. Độ cao được đo bằng Hertz (Hz) và độ to được đo bằng decibel (dB).

Đối với người bình thường, khi nói đến độ cao của âm, khả năng nghe bắt đầu ở khoảng tần số 20 Hz.

Tần số cao nhất mà một người có thể cảm nhận được là 20.000Hz. Khoảng tần số từ 20 – 20.000 Hz tạo thành phạm vi nghe của người. Trong đó khả năng nghe của chúng ta nhạy nhất ở dải tần số 2000 – 5000 Hz.

Về độ lớn của âm thanh, người bình thường có thể bắt đầu nghe được từ 0 dB. Âm thanh lớn hơn 85dB có thể gây nguy hiểm cho cơ quan thính giác trong trường hợp tiếp xúc thời gian dài.

Dưới đây là một số ví dụ về độ lớn của những âm thanh thường gặp:

Độ lớn âm thanh thường gặp

 

Điều bất ngờ là có những âm thanh mà ngay cả người có khả năng nghe tốt nhất cũng không thể nghe được. Chúng ta không thể nghe thấy những âm thanh siêu âm từ còi dành cho các chú chó. Nhưng chúng có thể nghe được bởi dải tần số nghe được của chúng lớn hơn chúng ta.

Những âm thanh tần số thấp như tiếng phát ra từ tuabin gió cũng nằm ngoài phạm vi nghe của con người. Chúng thường được cảm nhận dưới dạng rung chứ không nghe được như âm thanh.

Khả năng nghe của người nghe kém

Thính lực đồ

Khi bạn nghe kém, khả năng nghe của bạn bị thay đổi. Hầu hết, nghe kém sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các âm tầm số cao. Tiếng chim hót, một số âm thanh lời nói và các nhạc cụ như sáo và tiêu rất khó để được cảm nhận với phần lớn những người nghe kém.

Để tìm ra khả năng nghe cụ thể của bạn, chuyên gia thính học sẽ thực hiện các phép đo thính học và thể hiện kết quả trên thính lực đồ.

Kết quả kiểm tra thính lực của bạn được vẽ trên biểu đồ và sau đó được so sánh với mức nghe của người bình thường

Hình dưới đây là một dạng thính lực đồ:

 

âm thanh tai người có thể nghe

Đọc thính lực đồ

Những đường màu đỏ và xanh tương ứng với mức nghe ở tai phải và tai trái. Vùng bên dưới đường giới hạn là vùng người này có thể nghe thấy được. Khu vực phía trên đường giới hạn là vùng mà người đó không thể nghe thấy.

Để tìm mức nghe của người bệnh, người đo sẽ phát một loạt âm thanh đơn âm và yêu cầu người được đo giơ tay hoặc nhấn nút khi nghe thấy. Chuyên gia thường sẽ bắt đầu ở một mức âm thanh bạn có thể nghe dễ dàng. Sau đó giảm dần độ lớn cho đến khi người được đo không còn nghe thấy âm thanh. Sau đó sẽ lặp lại quy trình này với những âm có tần số thấp hơn hoặc cao hơn.

Kết quả của phép đo này thể hiện ngưỡng nghe của người được kiểm tra. Ngưỡng này đo cho cả hai tai dưới dạng hai đường có màu sắc riêng biệt trên thính lực đồ.

Thính lực đồ có thể cung cấp nhiều thông tin về khả năng nghe, bao gồm những tần số âm thanh bạn có thể nghe và độ lớn của âm tại tần số đó. Điều này rất quan trọng vì mỗi âm thanh bạn nghe được đều có một tần số riêng. Ví dụ tiếng chim hót thường có tần số cao trong khi tiếng kèn tuba có tần số thấp.

Dưới đây là một số âm thanh phổ biến được biểu thị trên thính lực đồ mẫu:

âm thanh phổ biến

Thính lực đồ trên cho kết quả người được đo nghe kém ở tai trái. Người đó không thể nghe được những âm ở tần số cao như tiếng nước chảy hay tiếng chim hót. Ngược lại, những âm có tần số thấp hơn như tiếng của động cơ quay của xe tải lại có thể nghe được dễ hơn. 

Kết luận

Bạn nghĩ rằng khả năng nghe của mình không tốt? Bạn có thể đi khám để đánh giá sức nghe toàn diện. Chuyên gia thính học có thể xác định bạn có nghe được các âm thanh cần nghe, và đưa ra lời khuyên nếu bạn gặp phải vấn đề suy giảm thính lực – nghe kém. 

Kiểm tra thính lực trực tuyến – TẠI ĐÂY

TRUNG TÂM TRỢ THÍNH & TBYT KHÁNH TRẦN 

Địa chỉ:

  • Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
  • Chi nhánh Hà Nam: Tổ 8, Khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam.
  • Chi nhánh Vũng Tàu: Số 1129, Đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu.

Hotline: 0978.191.612

Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com

 

 

Leave Comments

0978191612
0978191612