Phát hiện nghe kém

Nghe kém là tình trạng tai không nghe thấy âm thanh ở mức người bình thường có thể nghe thấy. Nghe kém có thể do bẩm sinh, di truyền hoặc mắc phải. Người nghe kém sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với người xung quanh. Vì vậy cần phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Cùng Khánh Trần tìm hiểu nghe có những loại nào, phát hiện nghe kém và cách phòng ngừa ra sao nhé!

1. Nghe kém có những loại nào:

Có 3 loại nghe kém như sau:

  • Nghe kém tiếp nhận

Nghe kém ở bộ phận thần kinh ốc tai thường gọi là điếc tiếp nhận. Nó được xác định do tổn thương của tai trong (ốc tai) hay có thể do thần kinh thính giác truyền từ tai trong đến não. Nghe kém tiếp nhận thông thường không chữa được. Tùy mức độ có thể can thiệp bằng máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử.

  • Các nguyên nhân gây ra nghe kém tiếp nhận bao gồm:

Do di truyền, nhiễm các loại virus như Rubella, sởi, quai bị,.. Các rủi ro trong quá trình sinh nở, biến chứng trong quá trình mang thai. Tổn thương lâu dài khi tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn, tiếp xúc với độc tố gây độc cho tai, mắc các bệnh lý như đột quị, suy thận,…

  • Nghe kém dẫn truyền

Nghe kém dẫn truyền xảy ra khi đường truyền âm thanh từ tai ngoài vào màng nhĩ và các chuỗi xương con của tai giữa không đạt được hiệu quả. Thông thường nghe kém dẫn truyền có thể can thiệp bằng điều trị thuốc hay có thể phẫu thuật. Một vài nguyên nhân dẫn đến nghe kém dẫn truyền: dị tật bẩm sinh tai ngoài, tai giữa không phát triển bình thường, ống tai có nhiều ráy, nhiểm trùng tai ngoài, viêm tia giữa, thủng màng nhĩ,…

  • Nghe kém hỗn hợp

Đây là một dạng nghe kém khi mà vấn đề nằm ở cả đường dẫn truyền âm thanh: tại ngoài, tai giữa và tai trong (ốc tai) hoặc tại dây thần kinh thính giác.

Hầu hết, các dạng nghe kém rất khó hồi phục. Tuy nhiên, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, bác sĩ có thể thực hiện từng bước để giúp người bệnh cải thiện triệu chứng.

2. Biểu hiện của nghe kém

Dấu hiệu và triệu chứng của nghe kém bao gồm:

  • Không hiểu lời người khác nói
  • Hay yêu cầu người khác nhắc lại, nói chậm và to hơn.
  • Giọng nói to hơn
  • Bật tivi to hơn
  • Khó tập trung trong môi trường ồn ào.
  • Không nghe được âm thanh tần số cao
  • Ù tai
phát hiện nghe kém
Nghe kém rất khó hồi phục, nhưng nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, bác sĩ có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng.

3. Nguyên nhân nghe kém

Các nguyên nhân khiến 1 người bị ù tai nghe kém có thể là:

  • Tổn thương tai trong: Tuổi tác và việc phải hứng chịu âm thanh lớn trong thời gian dài gây tổn thương tế bào lông. Từ đó, tín hiệu không thể được truyền đến não.
  • Ráy tai tích tụ quá nhiều: Ráy tai có thể làm tắc ống tai và ngăn dẫn truyền sóng âm.
  • Nhiễm trùng tai, tăng trưởng xương bất thường và có khối u: Sự xuất hiện của các yếu tố này có thể là nguyên nhân nghe kém dẫn truyền
  • Thủng, rách màng nhĩ: do tiếng ồn lớn, viêm tai giữa, chấn thương. Màng nhĩ không nguyên vẹn khiến đường dẫn truyền âm thanh bị ảnh hưởng.
  • Di truyền: có 1 số gen gây nghe kém có yêu stố di truyền trong gia đình.
  • Ảnh hưởng từ một số loại thuốc:  Thuốc kháng sinh như Gentamicin, Amikacin, và một số loại thuốc điều tị ung thư có thể làm tổn thương tai trong. Trường hợp dùng aspirin liều cao, thuốc trị sốt rét hoặc thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng tạm thời đến thính giác.
  • Do bệnh lý: Viêm màng não có thể tổn thương vôi hóa ốc tai. Bệnh lý mạch máu gây giảm dòng máu nuôi dưỡng ốc tai. Suy thận gây tích tụ các độc tố gây độc cho tai. …

4. Ảnh hưởng của nghe kém

Ảnh hưởng lớn nhất của tai nghe kém là giảm giao tiếp với mọi người. Từ đó dẫn đến các hệ quả sau:

  • Nghe kém có thể dẫn đến trầm cảm, cô lập, suy giảm nhận thức.
  • Người bệnh mắc nghe kém phải tốn nhiều chi phí y tế hơn cho những vấn đề sức khoẻ khác.
  • Với những người trong độ tuổi lao động, nghe kém cũng đồng nghĩa với nguy cơ thất nghiệp và thu nhập thấp hơn.
ảnh hưởng nghe kém
Đối với những người trong độ tuổi lao động, nghe kém cũng đồng nghĩa với nguy cơ thất nghiệp và thu nhập thấp hơn

5. Phòng ngừa nghe kém

Bạn có biết, 60% nguyên nhân gây nghe kém có thể phòng ngừa được. 

  • Tránh tiếng ồn lớn và liên tục. Bạn cũng không nên đeo tai nghe và quá 60 phút mỗi ngày và quá 60% âm lượng lớn nhất. Trong điều kiện ồn ào, có thể cần sử dụng nút bịt tai chuyên dụng. 
  • Điều trị các bệnh lý về tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa,…
  • Tiêm phòng vacxin. Các vacxin nên được tiêm như cúm, phế cầu, MMR.
  • Kiểm tra thính lực: là phương pháp phát hiện nghe kém chính xác nhất. Bạn cần kiểm tra và theo dõi thính lực định kỳ.

Trong trường hợp tình trạng tai ù, nghe kém trở nên nghiêm trọng, thính lực giảm đột ngột, nghe thấy âm thanh lạ hoặc có các bất thường khác về tai thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng máy trợ thính và các phương pháp điều trị khác.

6. Khám phát hiện nghe kém ở đâu?

Trợ thính Khánh Trần là 1 trong những địa chỉ uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, bạn có sự yên tâm về chuyên môn. Trang thiết bị hiện đại, phòng đo theo tiêu chuẩn ISO cho bạn sự tin tưởng về chất lượng. Với phương châm “Tất cả vì bạn”, đảm bảo bạn sẽ hài lòng về dịch vụ và sản phẩm của chúng tôi.

Leave Comments

0978191612
0978191612