Những mong đợi khi kiểm tra thính lực

những mong đợi khi kiểm tra thính lực

Những mong đợi khi kiểm tra thính lực

Còn được gọi là bài đo thính lực, bài kiểm tra thính lực đo khả năng nghe của bạn ở những tần số khác nhau, cũng như khả năng phân biệt giọng nói trong môi trường yên tĩnh và trong môi trường có tiếng ồn. Không giống như suy giảm thị lực, mất thính lực có thể không cảm nhận được. Một người có thể không nhận ra rằng họ không còn nghe được những ngữ điệu và cao độ như trước đây nữa.

Trước khi đến kiểm tra thính lực

Bạn càng cung cấp nhiều thông tin cho chuyên gia thính học thì họ càng dễ dàng xác định được giải pháp phù hợp cho bạn dựa trên mức độ suy giảm thính lực, thói quen lối sống cũng như mức độ hoạt động thể chất của bạn.

Nếu bạn đã từng kiểm tra thính lực của mình trước đó và vẫn còn giữ thính lực đồ hoặc hồ sơ của lần khám đó, hãy mang theo. Chuyên gia thính học sẽ giúp bạn hiểu tình trạng nghe và đưa ra hướng can thiệp. Hãy nhớ đặt bất kỳ câu hỏi nào bạn mà bạn thắc mắc và cung cấp thông tin trung thực về thời điểm và vị trí bạn gặp khó khăn nhất khi nghe.

Dẫn theo người thân của bạn đi cùng

Đi cùng một thành viên gia đình hoặc bạn thân khi kiểm tra thính lực thật sự rất quan trọng. Chuyên gia thính học có thể hỏi họ về các tình huống cụ thể dễ dàng nhận biết khi bị suy giảm thính lực. Chuyên gia thính học cũng có thể thực hiện kiểm tra bằng giọng nói quen thuộc của người thân của bạn. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để tin rằng bạn “không có vấn đề về thính lực” nếu bạn không có người khác ở đó để cung cấp một số quan điểm bổ sung mà bạn có thể không nhận thấy.

Gặp gỡ chuyên gia thính học

Chuyên gia thính học hoặc người phân phối thiết bị trợ thính sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về trải nghiệm hàng ngày của bạn với âm thanh. Ví dụ: Lần đầu tiên bạn nhận thấy sự khác biệt trong thính giác của mình là khi nào? Âm thanh nào bạn cảm thấy khó nghe nhất? Những khía cạnh nào trong cuộc sống hàng ngày của bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất? Bạn đã ngừng một hoạt động nào đó do mất thính lực chưa?

Cuộc trò chuyện có thể sẽ bao gồm việc bạn có tiền sử tiếp xúc thường xuyên hay định kỳ với tiếng ồn lớn hay không, cũng như thảo luận về việc bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của bạn bị ảnh hưởng như thế nào khi bạn bị mất thính lực. Chuyên gia thính học cũng có thể hỏi người đi cùng bạn một số câu hỏi về trải nghiệm của họ với khả năng nghe của bạn.

Hãy kỹ lưỡng và chi tiết hết mức có thể, vì những thông tin này sẽ giúp chuyên gia thính học đánh giá tốt hơn khả năng nghe cụ thể của bạn, cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp với lối sống và sinh hoạt của bạn.

Thực hiện bài kiểm tra thính lực

Tiếp theo, chuyên gia thính học sẽ kiểm tra tai của bạn bằng dụng cụ soi tai chuyên dụng. Một công cụ có đèn chiếu sáng và soi trực tiếp ống tai. Đây là một quy trình tiêu chuẩn và không xâm lấn để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương thực tế bên trong ống tai.

Sau khi hoàn thành các phép kiểm tra sàng lọc ban đầu, tùy thuộc vào tình trạng của bạn, chuyên gia thính học sẽ xác định xem bạn có cần kiểm tra thêm hay không và tiến hành đo thính lực. Bạn sẽ được hướng dẫn ngồi trong một phòng đo được cách âm và một loạt âm thanh sẽ được phát qua tai nghe. Có thể bạn sẽ được cung cấp một nút nhỏ để nhấn hoặc giơ tay khi nghe thấy âm thanh.

Chuyên gia thính học sẽ ghi lại cường độ âm thấp nhất mà bạn nghe thấy các âm thanh cụ thể và sẽ thể hiện chúng trên thính lực đồ. Thính lực đồ là một biểu đồ mô tả thính giác của bạn, làm nổi bật các phạm vi mà tại đó bạn khó nghe nhất. Có thể bạn sẽ được yêu cầu lặp lại những từ bạn nghe được, để giúp đánh giá khả năng nhận dạng từ hoặc mức độ bạn nghe rõ lời nói ở cường độ âm vừa phải. Chuyên gia thính học cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra phản xạ âm thanh để đo sự chuyển động của màng nhĩ và phản xạ cơ bàn đạp ở tai giữa.

Kết quả

Kết quả kiểm tra thính lực của bạn được hiển thị trên thính lực đồ. Sau khi kiểm tra thính lực đồ, chuyên gia thính lực sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại và mức độ nghe kém cụ thể của bạn. Họ có thể sẽ xác định loại âm thanh / tần số cần cải thiện và đề xuất những phương pháp / công nghệ cụ thể để giúp bạn lấy lại khả năng nghe của mình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến máy trợ thính, hãy hỏi chuyên gia thính học. Ví dụ: bạn có thể muốn xem xét các câu hỏi sau:

  • Tôi muốn máy trợ thính của mình hoàn toàn được che giấu hay chỉ thấy được nhỏ nhất có thể?
  • Số tiền tôi phải trả so với chi phí không điều trị mất thính lực của tôi là bao nhiêu?
  • Máy trợ thính có khả năng chống nước đến mức độ nào?
  • Làm thế nào để kết nối các thiết bị cá nhân của tôi với máy trợ thính?
  • Máy trợ thính có những chương trình âm thanh nào cho các môi trường khác nhau?

Mặc dù việc mất một phần khả năng nghe là điều hoàn toàn tự nhiên và phổ biến. Nhưng chúng ta không phải sống chung với hậu quả của việc suy giảm thính lực.

Công nghệ ngày nay cho phép chúng ta lấy lại một phần thính lực. Điều này giúp ta tận hưởng trọn vẹn hơn những khoảng thời gian dành cho bạn bè và gia đình hoặc khi làm việc.

TRUNG TÂM TRỢ THÍNH & TBYT KHÁNH TRẦN 

Địa chỉ:

  • Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
  • Chi nhánh Hà Nam: Tổ 8, Khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam.
  • Chi nhánh Vũng Tàu: Số 1129, Đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu.

Hotline: 0978.191.612

Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com

Leave Comments

0978191612
0978191612