Mẹo bảo quản máy trợ thính hiệu quả

chăm sóc và bảo quản máy trợ thính hiệu quả

Dù đã được thiết kế chắc chắn, nếu được bảo quản tốt và vệ sinh thường xuyên trong quá trình sử dụng. Máy trợ thính của bạn sẽ duy trì được những tính năng tối ưu qua nhiều năm. Bảo quản máy trợ thính như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Qua việc kiểm tra máy hàng ngày và sử dụng các dụng cụ vệ sinh được khuyên dùng. Những mẹo vệ sinh sau sẽ giúp cho thiết bị của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.

Bảo vệ máy trợ thính

Thiết bị có cấu tạo từ các mạch điện tử nên không được tiếp xúc với nước. Thay vào đó thiết bị có thể được làm sạch bằng khăn vải mềm. Nếu ống dẫn âm thanh bị chặn bởi ráy tai hoặc hơi ẩm. Hãy loại bỏ các vật cản đó bằng các dụng cụ vệ sinh đi kèm (nếu có).

Luôn giữ máy trợ thính khô ráo tránh tiếp xúc với nước, mồ hôi. háo Tháo máy trợ thính mỗi khi bạn đi tắm, bơi lội, đi trời mưa, tham gia các hoạt động liên quan tới nước. Trước khi đi ngủ, hãy đặt máy vào trong hộp chứa hạt hút ẩm.

Nếu là người có nhiều mồ hôi, hãy dùng khăn hoặc giấy mềm thường xuyên lau vùng tai đeo máy trợ thính. Điều này giúp máy trợ thính của bạn hạn chế tiếp xúc với mồ hôi.

Ngoài việc tránh ẩm ướt cũng cần lưu ý không để máy trợ thính ở nơi có nhiệt độ cao. Tránh để máy trợ thính tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nơi nhiệt độ cao: lò vi sóng, bếp…..

Hạn chế va đập mạnh

Là thiết bị có cấu tạo từ các mạch điện tử. Máy trợ thính của bạn có thể bị hư hỏng sau những lần va chạm. Vậy nên bạn phải luôn chú ý tới máy trợ thính của mình, tránh những va đập. Đặt máy trợ thính vào hộp chống sốc mỗi khi bạn không dùng tới hoặc để ở nơi an toàn.

Vệ sinh tai

Vệ sinh tai rất là quan trọng với người sử dụng máy trợ thính. Ráy tai bịt kín có thể khiến ngay cả dòng máy trợ thính tốt nhất cũng hoạt động kém hoặc không hoạt động. Các tuyến nhờn trong ống tai sản sinh ráy tai, và có ráy tai trong tai của bạn không có gì là xấu, vì có nghĩa là tai bạn đang tự làm sạch. Khi ráy tai được đẩy dần từ trong ống tai ra ngoài, nó mang theo bụi bẩn, các lớp da chết và các dị vật khác có thể tích tụ trong ống tai.

Lượng ráy sản sinh ra tùy thuộc vào lối sống, tuổi tác, tình trạng da, mức độ lo lắng và giải phẫu ống tai của từng người. Khi con người già đi, tuyến tiết nhờn hoạt động kém hơn. Thường làm cho ráy tai khô hơn và cứng hơn. Điều này nghĩa là người già sẽ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng tắc nghẽn ráy trong tai. Tai nên được làm sạch bởi y tá hoặc bác sĩ trước khi kiểm tra thính giác hoặc lắp máy trợ thính. Đôi khi có thể cần dùng đến thuốc nhỏ tai hoặc dầu để làm mềm ráy tai trong ba hoặc bốn ngày trước khi nhân viên y tế lấy nó ra.

Vệ sinh máy trợ thính

Sẽ thật tốt nếu bạn kiểm tra máy trợ thính của mình thường xuyên. Máy trợ thính cần được vệ sinh khuôn tai, ống và thân máy. Lau sạch ráy tai và bụi bẩn mỗi khi bạn lấy máy ra khỏi tai hoặc trước khi bạn đeo nó. Vệ sinh máy trợ thính nên là một thói quen hàng ngày của bạn giống như đánh răng. Nếu ráy tai tích tụ ở ống loa hoặc đầu khuôn tai. Hãy lấy chúng ra bằng vải hoặc dụng cụ vệ sinh đi kèm máy trợ thính của bạn. Vệ sinh máy tốt giúp bảo quản máy, tăng tuổi thọ của máy được lâu hơn.

Màng chắn ráy tai

Màng chắn ráy tai là một loại bộ lọc đặc biệt. Được đặt ở trong loa và được thiết kế để có thể thay thế bởi người sử dụng máy trợ thính. Màng lọc giúp ngăn ráy tai và bụi bẩn (khiến đường truyền của âm thanh bị chặn lại) xâm nhập vào máy trợ thính. Lượng ráy tai mỗi người sản sinh ra là khác nhau. Vì vậy một số người sử dụng máy trợ thính sẽ phải thường xuyên thay màng chắn, còn một số người thì không.

Khuôn tai, ống và núm tai

Tùy thuộc vào loại máy trợ thính mà bạn dùng, bạn có thể có một khuôn tai hoặc núm tai phù hợp với tai của mình. Hoặc bạn có thể sử dụng một ống dẫn âm thanh và nút tai kích thước tiêu chuẩn. Quan trọng là phải đảm bảo rằng giữa ống nối máy trợ thính và núm tai của bạn không có bất kì vật cản nào. Những vật cản này bao gồm mồ hôi, giọt nước, da, ráy tai hoặc một đường xoắn trong ống. Đôi khi có thể là khe hở trong ống và điều này có thể dẫn đến tiếng vang và giảm âm lượng. Kiểm tra đường ống mà âm thanh truyền đi, xác định xem nó có cần phải thay mới và làm sạch hay không. Nếu không chắc chắn, hãy liên hệ với các chuyên gia thính học của bạn.

Bảo dưỡng máy trợ thính

Cho dù đã bảo quản, vệ sinh máy đúng cách bạn vẫn nên đi bảo dưỡng định kì. Nên đem máy trợ thính của bạn đi bảo dưỡng, ít nhất 6 tháng/ lần. Tại các trung tâm trợ thính, thính học có các thiết bị vệ sinh máy chuyên dụng. Các kĩ thuật viên sẽ giúp bạn bảo dưỡng, phát hiện ra vấn đề (nếu có) giúp tăng tuổi thọ của máy.

Khi đi bảo dưỡng máy định kì, không chỉ được bảo dưỡng máy mà bạn còn được kiểm tra thính lực. Điều này giúp xác định được sức nghe hiện tại của bạn.

bảo dưỡng máy trợ thính

Trên đây là một số mẹo vệ sinh giúp bạn bảo quản máy trợ thính một cách hiệu quả. Hãy chăm sóc, giữ gìn máy trợ thính của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.

Đọc thêm: 5 Lời khuyên khi đeo khẩu trang với máy trợ thính.

TRUNG TÂM TRỢ THÍNH & TBYT KHÁNH TRẦN 

Địa chỉ:

  • Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Chi nhánh Hà Nam: Tổ 8, khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam
  • Chi nhánh Vũng Tàu: Số 1129, Đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu.

Hotline: 0978.191.612

Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com

 

Leave Comments

0978191612
0978191612