ỐC TAI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?
Ốc tai điện tử (tên tiếng Anh: Cochlear Implant – CI) là một hệ thống thiết bị điện tử phức tạp và có kích thước nhỏ. Có thể giúp mang lại khả năng nhận thức âm thanh cho cá nhân bị nghe kém. Hệ thống thiết bị có thể bao gồm một thiết bị đeo ngoài, thường được đặt ở sau tai. Và thiết bị còn lại được cấy ghép ở phía dưới da.
- Thiết bị đeo ngoài bao gồm những thành phần chính sau:
- Microphone – Thu âm thanh môi trường
- Bộ xử lý âm thanh (BXL) – Lọc và xử lý tín hiệu âm thanh thu nhận bởi microphone
- Bộ phát sóng – Có dạng một cuộn dây cảm ứng. Có thể truyền tín hiệu sau xử lý của BXL qua da dưới hình thức không dây / không xâm lấn, đưa tín hiệu vào thiết bị cấy ghép dưới da.
- Thiết bị cấy ghép bao gồm những thành phần chính sau:
- Bộ thu sóng/kích thích – Có dạng một cuộn dây cảm ứng đi kèm với phần tiếp nhận tín hiệu. Có thể thu tín hiệu truyền từ ngoài da của BXL. Sau đó chuyển đổi tín hiệu này thành xung điện và gửi tới dây điện cực.
- Dây điện cực – Một nhóm các điện cực tiếp nhận xung điện từ bộ kích thích. Phát tín hiệu xung điện này tới các vùng khác nhau của dây thần kinh thính giác trong ốc tai.
Ốc tai điện tử (ÔTĐT) không phục hồi khả năng nghe tự nhiên. Thiết bị giúp cá nhân nghe kém có thể nhận thức âm thanh môi trường tốt hơn. Từ đó cải thiện khả năng nghe – hiểu lời nói và các âm thanh khác.
ỐC TAI ĐIỆN TỬ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Phương thức hoạt động rất khác biệt so với máy trợ thính. Máy trợ thính khuếch đại âm thanh trở nên to hơn để tai bị nghe kém có thể phát hiện được. Ốc tai điện tử bỏ qua phần bị tổn thương của tai, và kích thích trực tiếp lên sợi thần kinh thính giác. Tín hiệu tạo ra bởi ÔTĐT sẽ được gửi đi nhờ dây thần kinh thính giác tới não bộ – nơi tín hiệu đó được giải nghĩa và hiểu là âm thanh.
Nghe thông qua ốc tai điện tử có sự khác biệt với nghe bình thường. Việc này cần thời gian cũng như quá trình trị liệu để nghe hiệu quả hơn. Thiết bị đã được chứng minh mang lại khả năng nhận thức âm thanh tốt hơn. Đồng thời, tăng khả năng hiểu lời và giao tiếp trong các môi trường khác nhau.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG?
Trẻ em và Người lớn bị nghe kém đều có thể được chỉ định sử dụng ốc tai điện tử. Tính tới năm 2024, đã có hơn 1 triệu thiết bị được sử dụng trên toàn thế giới. FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã chấp thuận độ tuổi nhỏ nhất có thể cấy ghép ốc tai điện tử là 9 tháng tuổi. Con số này có xu hướng giảm dần trong tương lai. Với trẻ em, đặc biệt là đối tượng nghe kém bẩm sinh, sử dụng ÔTĐT sớm giúp tăng khả năng tiếp xúc và nhận thức âm thanh trong độ tuổi phát triển kỹ năng ngôn ngữ và lời nói. Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ cấy ghép sớm có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ và đạt thành tựu về học tập cũng như giao tiếp tương đương trẻ bình thường cùng lứa tuổi.
Hiện tại không có giới hạn trên về độ tuổi với ốc tai điện tử. Người lớn bị nghe kém cũng có thể đạt được ích lợi với ốc tai điện tử. Thiết bị có thể giúp cá nhân có nhận thức và liên kết với các âm thanh quen thuộc từng nghe trước đó, hỗ trợ khả năng nghe – hiểu lời nói mà không cần phải phụ thuộc hoàn toàn vào hỗ trợ thị giác (ví dụ: đọc hình miệng, ngôn ngữ ký hiệu, v.v.)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG ỐC TAI ĐIỆN TỬ
Việc sử dụng ÔTĐT yêu cầu thực hiện phẫu thuật và trị liệu kéo dài để học cách nghe với thiết bị. Hiệu quả sử dụng thiết bị của mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau. Quyết định sử dụng ốc tai điện tử nên được tham khảo và tư vấn với các chuyên gia. Bao gồm phẫu thuật viên, chuyên gia thính học hoặc chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, cũng như các chuyên gia và cá nhân hỗ trợ khác nếu cần thiết.
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH KHÁNH TRẦN
Địa chỉ:
- Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Chi nhánh Hà Nam: Tổ 8, khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam
- Chi nhánh Vũng Tàu: Số 1129, Đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu
Hotline: 0978.191.612
Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com