Những điều cần biết khi sống cùng với người nghe kém
Sống chung với một người nghe kém chưa bao giờ là dễ dàng. Bài viết này sẽ giúp bạn, khi là người thân, có những kinh nghiệm để sống cùng với người nghe kém.
Khi sống với người nghe kém, không chỉ bản thân người nghe kém cảm thấy bất lực vì không thể nghe rõ, mà còn gây sự phiền toái cho người thân. Dù là vợ chồng, con cháu, hay đồng nghiệp, tất cả mọi người xung quanh đều bị ảnh hưởng.
Với bạn – người đang sống chung hay thường xuyên tiếp xúc với người nghe kém chắc hẳn đã từng trải qua những điều như sau:
- Bạn phải cư xử như một người thông dịch.
- Người thân của bạn sống khép kín hơn, không muốn tiếp xúc với xã hội bên ngoài vì điều có gây mệt mỏi cho cả bạn và người thân của mình.
- Đôi khi bạn cảm thấy người thân của mình trở nên xa cách hơn vì sự mặc cảm.
Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy khó khăn khi giúp đỡ người thân gặp phải những vấn đề thính giác. Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi tâm lý quanh cuộc trò chuyện của bạn:
1. Thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ
Cảm thông và nói chuyện với họ một cách gần gũi, cho họ biết bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ. Tạo động lực và khuyến khích họ chia sẻ về vấn đề đang gặp phải.
2. Đồng hành cùng người thân
Giúp người thân của bạn tìm hiểu về nguyên nhân mất thính lực – có thể bản thân họ cũng như bạn chưa hiểu được bản chất vấn đề. Nhưng có những công cụ hữu ích để giúp đỡ người thân và bạn trong vấn đề nghe kém.
3. Tạo môi trường an toàn
Hãy chắc chắn rằng cuộc trò chuyện diễn ra ở một nơi “an toàn” và yên tĩnh. Điều này giúp người thân của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn để chia sẻ tâm tư của mình. Những điều bạn có thể làm để tạo môi trường an toàn khi giao tiếp với người nghe kém:
- Cố gắng đứng cách người đang nói và đối mặt với họ trong vòng một đến hai mét
- Ngồi bên cạnh người mà bạn muốn nói chuyện nhất
- Giảm hoặc loại bỏ bất kỳ tiếng ồn nào khác (ví dụ: tắt TV, tránh xa các thiết bị gây ồn) trong khi nói chuyện
- Thu hút sự chú ý của người đó trước khi bạn bắt đầu nói bằng cách gọi tên họ hoặc chạm vào cánh tay của họ
- Đừng trò chuyện từ phòng khác, hãy đến gặp họ hoặc đợi cho đến khi họ đến với bạn trước khi bạn bắt đầu nói chuyện
- Nói chậm, rõ ràng và không hét
- Hiểu rằng không ai nghe được 100% mọi thứ trong 100% thời gian (ngay cả với thính giác bình thường)
4. Hãy kiên nhẫn
Đừng trách cứ người thân của mình. Họ có thể không nhận ra được nó ảnh hưởng tới bản thân và những người xung quanh đến mức nào. Bản thân họ đã cảm thấy khó khăn với vấn đề nghe kém, và chắc chắn họ cũng không muốn những người xung quanh cảm thấy phiền toái vì mình.
5. Hãy cởi mở
Sau khi lắng nghe họ, bạn cũng nên chia sẻ về cảm xúc của mình. Nhấn mạnh cảm xúc của bạn khi lời nói của bản thân không được lắng nghe, chứ không than phiền quá nhiều về việc đó.
6. Một lần nữa – Hãy kiên nhẫn
Đừng cằn nhằn, cằn nhằn không giúp ích gì cho cả bạn và người thân. Nó sẽ chỉ khiến bạn và người thân của bạn ngày càng xa cách nhau hơn.
7. Nhận thức được đây là vấn đề nhạy cảm
Đừng đem khiếm khuyết của người thân mình ra làm trò đùa. Cũng đừng chỉ trích họ trước mặt người khác khi họ không thể nghe thấy bạn nói.
8. Đừng để họ cảm thấy lạc lõng
Hãy để họ hiểu rằng bạn thật sự muốn họ tiếp tục tham gia, hưởng ứng trong cuộc hội thoại, tham gia các mỗi quan hệ xã hội và luôn đồng hành cùng mọi người. Đừng để người thân của bạn quên rằng họ thật sự quan trọng và họ nên tham gia vào cuộc sống xã hội nhiều hơn.
Đọc thêm: WHO 2022-Tỷ lệ, nguyên nhân và giải pháp về nghe kém.
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH & TBYT KHÁNH TRẦN
Địa chỉ:
- Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Chi nhánh Hà Nam: Tổ 8, khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam
Hotline: 0978.191.612
Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com
Thông tin thật có ích