SINH HOẠT KHOA HỌC CHỦ ĐỀ ĐIẾC ĐỘT NGỘT
Ngày 07/05/2022, tại văn phòng Trung tâm Trợ thính Khánh Trần đã diễn ra buổi sinh hoạt khoa học định kỳ. Chủ trì buổi sinh hoạt do TS. BS. Lê Hồng Anh tiến hành. Đến với buổi sinh hoạt có các bác sĩ Tai Mũi Họng ở các bệnh viện trên Hà Nội. Buổi sinh hoạt khoa học lần này có chủ đề: Điếc đột ngột.
Điếc đột ngột là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp. Hàng năm có khoảng 66000 trường hợp điếc đột ngột tại Hoa Kỳ. Tại Trung tâm Trợ Thính Khánh Trần, mỗi tuần chúng tôi ghi nhận có từ 1 đến 2 trường hợp đến khám vì điếc đột ngột. Nhiều trường hợp đã được chẩn đoán điều trị kịp thời và phục hồi lại thính giác.
CẬP NHẬT CỦA HỘI PHẪU THUẬT ĐẦU MẶT CỔ HOA KỲ 2019
Guideline 2019 là bản cập nhật mới nhất hiện nay về Điếc đột ngột. Có nhiều khác biệt và cập nhật so với Guideline 2012:
- Guideline 2019 nhấn mạnh vai trò cấp tính của chẩn đoán và điều trị. Trong đó nhấn mạnh thời gian từ khi triệu chứng xuất hiện trong vòng 3 ngày.
- Sử dụng thuật ngữ SSNHL nhấn mạnh 90% điếc đột ngột không có nguyên nhân.
- Guildeline tập trung vào điếc tiếp nhận đột ngột SSNHL. Phần lớn không rõ nguyên nhân. Nếu không được chẩn đoán, xử trí kịp thời có thể dẫn đến nghe kém, ù tai dai dẳng. ĐIều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- SSNHL có tỷ lệ mắc phải từ 5-27/100,000 người mỗi năm. Ở Hoa Kỳ, ước tính có 66000 ca mắc mới mỗi năm.
Nguyên nhân, triệu chứng, xử trí điếc đột ngột
ĐIẾC ĐỘT NGỘT Ở BỆNH NHÂN SAU MẮC COVID
Với Covid-19, virus đang gây đại dịch toàn cầu thì sao? Liệu người mắc Covid-19 có gặp tình trạng điếc đột ngột hay không?
Có vẻ như trong một số trường hợp hiếm hoi , virus có thể dẫn đến mất thính giác. Tuy nhiên, hiểu biết của các nhà nghiên cứu về mối quan hệ này là mới. (Chúng tôi cập nhật bài viết này về COVID-19 và mất thính giác mỗi khi có nghiên cứu mới.)