Nghe kém hay gặp ở bệnh nhân suy thận. Nguyên nhân nghe kém do bệnh lý về thận, cũng có thể do ảnh hưởng sau quá trình điều trị. Người suy thận hay phải vào bệnh viện định kỳ. Nghe kém sẽ khiến họ khó khăn trong giao tiếp, đặc biệt với bác sĩ điều trị cho mình. Hãy cùng Trợ Thính Khánh Trần tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp:
Bệnh lý
Thận và tai trong (ốc tai) có mối liên hệ khá đặc biệt. Có sự giống nhau về cấu trúc và chức năng màng đáy của cầu thận và màng đáy cơ quan Corti của ốc tai. Các nephron và tế bào lông ốc tai cũng chỉ được hình thành từ quá trình phát triển của bào thai và mất dần theo thời gian.
Một số bệnh và hội chứng (hội chứng Alport) gây ảnh hưởng cả thận và ốc tai đồng thời. Mặt khác, các thuốc như lợi tiểu dạng quai (Furosemide) hay kháng sinh nhóm Aminoglycoside gây suy thận và nghe kém. Trên thực tế, thuốc lợi tiểu được sử dụng như một loại thuốc phổ biến ở một số bệnh nhân suy thận mạn. Độc tính trên tai của thuốc đươc cho là nguyên nhân chính gây nghe kém ở người suy thận.
Lọc máu chu kỳ.
Lọc máu chu kỳ cũng là 1 nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghe kém ở người suy thận. Lọc máu dài ngày làm tích tụ các độc tố trọng lương phân tử trung bình ở tai trong. Tích tụ nhôm là yếu tố được biết đến nhiều nhất gây ảnh hưởng đến tai. Một trong những nguyên nhân khác do sự biến đổi bất thường về dịch trong cơ thể người bệnh. Hay gặp là tụt huyết áp do rút quá nhiều nước làm thiếu dòng máu lên não. Tế bào lông ốc tai bị thiếu máu tạm thời và bị tổn thương. Thời gian càng kéo dài sẽ dẫn đến tế bào lông ốc tai bị tổn thương không hồi phục.
Nghiên cứu nghe kém và suy thận
Theo một nghiên cứu cắt ngang được đăng trên tạp chí NCBI, có 46% bệnh nhân suy thận có nghe kém. Mất thính lực chiếm ưu thế ở tần số cao. Một điều đáng chú ý, trong nghiên cứu có sự phân hóa nghe kém theo thời gian lọc máu. Các bệnh nhân lọc máu chu kì dưới 1 năm trong nghiên cứu không phát hiện trường hợp nào nghe kém. Những bệnh nhân suy thận lọc máu chu kỳ trên 2 năm: tất cả các trường hợp đều có nghe kém ở các mức độ khác nhau. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng của mất thính lực tăng lên khi thời gian lọc máu lâu hơn và mối tương quan này có ý nghĩa thống kê.
Một nghiên cứu khác cũng được đăng trên tạp chí này vào năm 2018 của tác giả H. Saeed và cộng sự. 59 bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu tiến cứu trong 1 năm và được đo thính lực định kỳ mỗi 6 tháng. Khi bắt đầu nghiên cứu có 39 bệnh nhân (66.1%) bị mất thinh giác thần kinh giác quan. Trong 12 tháng theo dõi, thêm 6 bệnh nhân giảm thính lực với tỷ lệ mắc mới 30%. Một mối tương quan thuận có ý nghĩa được tìm thấy giữa thời gian lọc máu chu kỳ và mất thính lực (r = 0.718, P<0.001)
Phòng tránh suy giảm thính lực ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ
-
- Tuân thủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh rút nước quá nhiều trong cuộc lọc máu, hãy đảm bảo huyết áp của bạn ổn định.
- Lọc các phân tử có trọng lượng lượng trung bình bằng Phương pháp HDF Online,…
- Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
- Đo thính lực định kỳ.
- Sử dụng máy trợ thính khi có chỉ định.
Đo kiểm tra thính lực ở đâu?
Thấu hiểu và đồng cảm với người suy thận, Trợ Thính Khánh Trần MIỄN PHÍ hoàn toàn các phép đo kiểm tra thính lực cho người suy thận. Đồng thời, người suy thận sẽ được giảm giá lên đến 10% khi mua máy trợ thính và các phụ kiện đi kèm.
Trợ thính Khánh Trần là đơn vị uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thính học. Chuyên cung cấp các dịch vụ thính lực, thiết bị trợ thính bao gồm cả phòng đo, máy đo cho nhiều đơn vị lớn. Do đó khi đo thính lực tại Trợ thính Khánh Trần, bạn sẽ nhận được dịch vụ tốt nhất, nhận định chính xác nhất với giá rẻ nhất!
Thông tin liên lạc:
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH & TBYT KHÁNH TRẦN
- Địa chỉ: Tầng 3 số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0978 191 612 – (024) 7302 86 68.
- Website: https://www.trothinhkhanhtran.com/
- Fanpage: Trợ Thính Khánh Trần.
Cảm ơn trợ thính Khánh Trần. Bệnh nhân suy thận vốn rất khó khăn do bệnh mạn tính. Tôi sẽ giới thiệu bệnh nhân của mình đến khám chỗ các bạn!
cảm ơn bác sĩ Sơn