Cách hoạt động của máy trợ thính

Máy trợ thính là một thiết bị quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc các vấn đề về thính giác. Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của máy trợ thính, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên lý hoạt động cũng như những tính năng hiệu chỉnh âm thanh trong thiết bị này. Bài viết này của Trợ thính Khánh Trần sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách mà máy trợ thính hoạt động, từ đó hiểu rõ hơn về ưu điểm và tính hiệu quả của loại thiết bị này.

Tổng quan về cấu tạo và chức năng của máy trợ thính 

Máy trợ thính là một thiết bị y tế được thiết kế để giúp người có vấn đề về thính lực có thể nghe tốt hơn và hỗ trợ giao tiếp thông thường. Cách hoạt động của trợ thính sẽ dựa trên những thành phần chính như sau:

  • Bộ thu nhận âm thanh (Microphone).
  • Bộ khuếch đại âm thanh (Amplifier).
  • Bộ phát âm thanh (Speaker/receiver).
  • Pin máy trợ thính (Battery).
  • Nút bấm điều chỉnh âm lượng và các chương trình.

Chức năng của máy trợ thính thông thường sẽ có bao gồm:

  • Máy trợ thính khuếch đại âm thanh để tăng cường độ lớn của âm thanh xung quanh, giúp người dùng nghe một cách tốt hơn.
  • Máy trợ thính hiện đại thường tích hợp công nghệ tiên tiến để loại bỏ tạp âm và làm giảm các âm thanh nền không mong muốn. 
  • Có thể điều chỉnh âm lượng tăng hoặc giảm để phù hợp với sở thích và nhu cầu cá nhân.
  • Một số máy trợ thính cung cấp các chương trình tùy chỉnh, cho phép người dùng tinh chỉnh các thiết lập âm thanh dựa trên môi trường và nhu cầu cụ thể.

Cấu tạo và chức năng của các dòng máy trợ thính thông thường

Cách hoạt động của máy trợ thính như thế nào?

Hầu hết, cách hoạt động của máy trợ thính đều sẽ diễn ra thông qua 3 giai đoạn bao gồm tiếp nhận âm thành, xử lý âm thanh và phát âm thanh đến tai người dùng. 

Máy tiếp nhận âm thành từ môi trường

Máy trợ thính hiện nay thường được trang bị 2 microphone để thu âm thanh từ môi trường xung quanh người dùng và mang đến khả năng định hướng âm thanh tốt hơn. 

Điều này sẽ giúp người dùng nhận biết và phân loại âm thanh từ các nguồn khác nhau trong môi trường xung quanh. Từ đó, người dùng có thể cải thiện khả năng nghe và tập trung vào các âm thanh quan trọng hơn. 

Xử lý âm thanh

Sau khi thu âm thanh, máy trợ thính sẽ xử lý tín hiệu âm thanh nhằm cải thiện chất lượng và phù hợp với nhu cầu nghe của người dùng. Việc xử lý âm thanh trong máy trợ thính có các cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào tính năng và công nghệ của từng sản phẩm. 

Ở mức cơ bản, máy trợ thính có khả năng phân biệt âm ồn và âm lời nói. Máy trợ thính được lập trình với nhiều tình huống nghe khác nhau. Dựa vào môi trường thực tế, máy sẽ quyết định cách tăng giảm âm, kích hoạt khử hú, hay tập trung vào âm thanh cụ thể nào.

Sau khi xử lý, các mảnh ghép âm thanh sẽ được hòa lẫn vào nhau trước khi truyền tới bộ phận phát. Quá trình này giúp tạo ra một âm thanh tổng thể mượt mà và cân đối trước khi được truyền đến người dùng.

Phát âm thanh

Khi đã xử lý xong, máy trợ thính sẽ phát lại âm thanh đã được tối ưu hóa đến tai người dùng thông qua loa (speaker/receiver). Chúng được điều khiển bởi một chip xử lý riêng biệt và chất lượng của hai bộ phận này có tác động trực tiếp đến chất lượng âm thanh mà chúng ta nghe được.

Có hai yếu tố quan trọng cần lưu ý về bộ phận loa, đó là âm lượng tối đa và khả năng tái tạo âm thanh. Về âm lượng, mỗi loa có mức phát âm tối đa và tối thiểu cho từng tần số âm thanh và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của máy. 

Khả năng tái tạo âm thanh liên quan đến mức độ chi tiết và chân thực khi phát. Tương tự như tai nghe hoặc loa nghe nhạc, một loa tốt sẽ tái tạo âm thanh một cách đầy đủ và chân thực hơn.

Cách hoạt động của máy trợ thính có bao gồm 3 giai đoạn chính 

Công nghệ được tích hợp trong máy trợ thính hiện đại ngày nay

Máy trợ thính hiện đại tích hợp các công nghệ tiên tiến như sau:

  • Kết nối không dây 2.4Ghz tiết kiệm điện năng: Máy trợ thính có khả năng kết nối không dây với các thiết bị khác thông qua sóng 2.4Ghz, giúp tiết kiệm năng lượng sử dụng.
  • Kết nối trực tiếp với smartphone: Máy trợ thính có khả năng kết nối trực tiếp với smartphone, cho phép người dùng nghe nhạc và thực hiện cuộc gọi mà không cần sử dụng thiết bị khác. 
  • Phụ kiện hỗ trợ: Có sẵn các phụ kiện như Connect clip, một thiết bị micro bluetooth di động, giúp người dùng nghe rõ từ xa và điều khiển máy trợ thính từ xa. Connect clip cũng có vai trò như một điều khiển từ xa, giúp điều chỉnh âm lượng và chương trình dễ dàng.
  • Công nghệ Open Sound Optimizer: cách hoạt động của máy trợ thính có sử dụng công nghệ này là phát hiện và loại bỏ các tiếng hú một cách nhanh chóng, đồng thời đảm bảo âm lượng và chất lượng âm thanh không bị ảnh hưởng.

Phân tích ưu, nhược điểm của máy trợ thính

Từ cách hoạt động của máy trợ thính, ta có thể thấy rằng, thiết bị này về cơ bản nguyên lý hoạt động giống với micro và loa, nhưng kích thước lại nhỏ hơn. Vậy sản phẩm này có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào, hãy tiếp tục theo dõi thông tin dưới đây.

Ưu điểm

Ưu điểm của máy trợ thính sẽ bao gồm như sau:

  • Thiết kế nhỏ gọn và ẩn: Máy trợ thính thường có kích thước nhỏ gọn và thiết kế tinh tế, giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng và khó bị nhận biết từ bên ngoài.
  • Đa dạng về mẫu mã: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy trợ thính với nhiều mẫu mã và tính năng khác nhau, từ nhỏ gọn đến hiện đại. Điều này giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và phong cách sống của mình. 
  • Tính năng đa dạng: Máy trợ thính hiện đại có nhiều tính năng như giảm tiếng ồn, chống hú, kết nối không dây và điều chỉnh âm thanh tùy chỉnh. Điều này cho phép người dùng tùy chỉnh máy trợ thính để phù hợp với nhu cầu và môi trường cụ thể.
  • Tiện lợi và dễ sử dụng: Các loại máy trợ thính hiện đại ngày nay được thiết kế để dễ sử dụng, điều chỉnh và bảo dưỡng. Người dùng không cần phải mất nhiều thời gian để làm quen với thiết bị mới.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, máy trợ thính vẫn có một số nhược điểm sau:

  • Máy trợ thính thường có giá thành khá cao, đặc biệt là đối với những loại có tính năng cao cấp.
  • Đối với những ai lần đầu sử dụng máy trợ thính sẽ cần phải dành thời gian để thích nghi với thiết bị.

Kết luận 

Sau khi tìm hiểu cách hoạt động của máy trợ thính, chúng ta có thể thấy rõ sự quan trọng của việc áp dụng công nghệ này trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người có vấn đề về thính lực. Máy trợ thính không chỉ giúp người dùng nghe rõ hơn mà còn tạo ra sự tự tin và thoải mái trong giao tiếp hàng ngày.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về thính lực hoặc muốn tìm hiểu thêm về máy trợ thính, hãy liên hệ ngay với Trợ thính Khánh Trần. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự tận tâm trong từng dịch vụ, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những giải pháp tốt nhất để cải thiện thính lực và chất lượng cuộc sống. 

 

TRUNG TÂM TRỢ THÍNH KHÁNH TRẦN 

Địa chỉ:

  • Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Cơ sở Hà Nội: Số 130, Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Hà Nam: Tổ 8, khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam
  • Vũng Tàu: Số 1129, Đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu
  • Đồng Nai: Khu khám bệnh KTC Bệnh viện Quân Y 7B, số 1137 Nguyễn Ái Quốc, Tân Tiến, TP Biên Hòa
  • Vĩnh Phúc: Số 122, Chu Văn An, P. Liên Bảo, TP Vĩnh Yên

Hotline: 0978.191.612

Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com

Leave Comments

0978191612
0978191612