Bạn thường xuyên bị ù tai trái? Bạn chủ quan xem nhẹ vì nghĩ rằng nó không ảnh hưởng quá nhiều? Ù tai đột ngột tạm thời hay dai dẳng? Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên hiện tượng ù tai trái?
Bị ù tai trái cảm giác ra sao?
Ù tai trái không quá xa lạ. Đôi khi hiện tượng này chỉ xảy ra thoáng qua. Nhưng cũng có lúc dai dẳng.
Khi bị ù tai, tai của bạn sẽ không nghe rõ được tiếng âm thanh xung quanh. Bạn sẽ có cảm giác như tai bị tiếng động “lạ” xâm nhập. Tiếng động này thường được miêu tả như tiếng ve kêu, tiếng mưa rơi nhẹ, ù ù,… Điều này gây cản trở đến chức năng thính giác của bạn. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài ra, ở một số người, khi bị ù tai còn kèm theo cảm giác nặng tai, nhứt đầu và chóng mặt. Đôi khi còn xảy ra hiện tượng chảy dịch ở tai, rất nguy hiểm.
Những người bị ù tai thường rất khó để nghe thấy âm thanh một cách rõ ràng. Cảm giác này khá giống với việc bạn áp tai vào tường và cố gắng để nghe. Lúc này, người bị ù tai sẽ có xu hướng tự tăng âm lượng. Họ sẽ nói chuyện lớn tiếng hơn, và những công cụ âm thanh của họ như máy phát nhạc, điện thoại cũng sẽ sử dụng ở mức âm lượng cao hơn. Gây rối loạn đời sống.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng bị ù tai trái
Hiện tượng ù tai kéo dài hay đột ngột, tạm thời đều là triệu chứng liên quan đến bệnh lý. Ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân thì mới có cách khắc phục phù hợp và chuẩn xác. Tuy nhiên, cơ quan thính giác có sự kết nối mật thiết với rất nhiều dây thần kinh ở bên trong não bộ. Vì vậy, tìm ra nguyên nhân là điều cấp thiết để chữa trị dứt điểm hiện tượng và các bệnh lý liên quan đến hiện tượng này.
Thực tế cho thấy, ù tai có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân:
- Tiếp xúc lâu với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Thường xuyên xảy ra đối với những người làm ở công trường. Thói quen đeo tai nghe với tần suất cao. Nghe nhạc khi ngủ với âm lượng lớn. Nghe điện thoại một bên tai,…
- Bị chấn thương đầu hoặc cổ phía bên trái. Đầu là cơ quan đầu não của hệ thần kinh. Khi bị chấn thương, các dây thần kinh rất dễ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là các dây thần kinh liên quan đến thính giác. Đây là một trong những nguyên nhân rất nguy hiểm. Nếu bị ù tai sau khi chấn thương, nên chữa trị kịp thời.
- Tai trái bị chấn động đột ngột bởi các tiếng động quá lớn. Ví dụ như: tiếng pháo nổ, bom, mìn, tiếng động cơ công suất lớn,… những tiếng này mặc dù phát ra đột ngột nhưng lại gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên ở nguyên nhân này, việc ù tai chỉ bị tàm thời, không quá nguy hiểm.
- Do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh,… Các loại thuốc này sẽ gây ra hiện tượng ù tai như một tác dụng phụ.
- Mắc các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng. Bao gồm: viêm tắc vòi tai, viêm tai giữa, viêm mũi họng xuất tiết, amidan, thủng màng nhĩ,…
Đừng vội chủ quan khi bị ù tai trái?
Ù tai không phải là một bệnh lý nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý. Một số bệnh lý có nguy xảy ra rất cao nếu như bạn bị ù tai phải:
- Bệnh xơ cứng tai. Là tình trạng xương tăng tưởng bất thường. Hiện tượng này diễn ra chậm nhưng về lâu dài sẽ gây ù tai, thâm chí điếc tai trái.
- Bệnh rối loạn tiền đình. Kể cả một số rối loại chức năng cân bằng, bệnh Meniere và huyết khối nội mạc thứ phát. Các bệnh này có thể gây ra ù tai do áp lực dịch tai trong bất thường. Suy giảm thính giác, làm ù tai.
- Nhiễm trùng tai giữa. Tình trạng này sẽ gây nên ù tai kèm theo đau nhức ở bên trong tai, có tiết dịch gây ra mùi hôi.
- Tổn thương dây thần kinh số 8 (hay còn gọi là dây thần kinh thính giác). Ở dây thần kinh này có chức năng truyền tải tín hiệu âm thanh đến não để phân tích âm thanh. Nếu bị ảnh hưởng hoặc tổn thương, việc truyền tải sẽ bị gián đoạn. Hiện tượng ù tai sẽ xảy ra như một lời cảnh báo cho tai của bạn.
- Khối u đầu và cổ. Một khối u xuất hiện làm tắc nghẽn mạch máu và dây thần kinh, gây nên hiện tượng ù tai.
- Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, dị tật mao mạch, các bệnh liên quan đến mạch máu,…
Làm gì khi bị ù tai trái?
Khi phát hiện mắc phải dấu hiệu ù tai, bạn không nên chủ quan, lơ là. Bên cạnh đó, cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán, khám và chữa bệnh kịp thời.
Thay vì chữa bệnh hãy phòng bệnh!
Để tranh hiện tượng ù tai diễn ra, điều cần thiết là việc kiểm tra sức khỏe thính lực thường xuyên.
Khi kiểm tra, bạn sẽ sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường bên trong tai. Phòng ngừa được các bệnh lý liên quan đến thính giác. Tần suất khám sức khỏe thính lực phù hợp là 6 tháng một lần để đảm bảo đôi tai được khỏe và an toàn, đẩy lùi các dấu hiệu bệnh tật và lão hóa. Giúp khả năng nghe của bạn tốt hơn.
Đo kiểm tra thính lực uy tín ở đâu?
TRỢ THÍNH KHÁNH TRẦN là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn!
Trợ thính Khánh Trần là đơn vị uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thính học. Chuyên cung cấp các dịch vụ thính lực, thiết bị trợ thính bao gồm cả phòng đo, máy đo cho nhiều đơn vị lớn. Do đó khi đo thính lực tại Trợ thính Khánh Trần, bạn sẽ nhận được dịch vụ tốt nhất, nhận định chính xác nhất với giá rẻ nhất!
Thông tin liên lạc:
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH & TBYT KHÁNH TRẦN
- Địa chỉ: Tầng 3 số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0978 191 612 – (024) 7302 86 68.
- Website: https://www.trothinhkhanhtran.com/
- Fanpage: Trợ Thính Khánh Trần.