1 bên tai nghe bị nhỏ có phải là dấu hiệu của bệnh không?

Trơ thính Khánh Trần

1 bên tai nghe bị nhỏ có phải là dấu hiệu của bệnh không?

Sau khi thức dậy bạn cảm thấy 1 bên tai bị nghe nhỏ hay nghe không rõ những âm thanh bình thường mà bạn hay nghe? Và bạn lo lắng rằng liệu mình có bị bệnh hay là tai bị vấn đề gì hay không?

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp để chữa trị triệu chứng này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến 1 bên tai bị nghe nhỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến 1 bên lỗ tai bị giảm thính lực như:

  • Chấn thương tai do tác động vật lý hay hóa học
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng
  • Tai bị tắc nghẽn
  • Khối u
  • Bệnh lý tuổi già

Một số nguyên nhân có thể được xử lý dễ dàng mà không cần đi bác sĩ. Hoặc chẳng hạn như tích tụ ráy tai hoặc đọng dịch khi bị nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, có những tình trạng khó giải quyết hơn. Chẳng hạn như trường hợp người bệnh có vấn đề về chức năng của tai. Bên cạnh đó, sự suy giảm thính lực cũng có thể là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên.

Các thực phẩm nên dùng để cải thiện tình trạng này

Sử dụng thực phẩm giàu KALI

** Kali đóng vai trò lớn trong cách thức các tế bào tương tác ở tai trong. Các loại thực phẩm có chứa kali giúp cơ thể chống lạị sự lão hóa các cơ quan thính giác. Hay thậm chí có thể giúp ngăn chặn tiếng ồn liên quan đến việc mất thính lực.

Các thực phẩm giàu Kali như: chuối, mơ, dưa hấu, cam, và rau chân vịt.

Thực phẩm chứa nhiều Folate

Folate đã được chứng minh có tác dụng làm chậm lại sự lão hóa của cơ quan thính giác do tuổi tác. Loại vitamin nhóm B này từ lâu đã được biết đến như một thần dược trong ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Ngoài ra chúng còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe trong suốt cuộc đời chúng ta. Folate tan trong nước và không được lưu trữ tốt trong cơ thể, vì vậy bạn phải bổ sung hàng ngày từ thực phẩm.

Folate ** có trong bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt (rau bina) và các loại rau lá xanh khác như đậu lăng, đậu, bơ.

Ngoài ra bạn cũng không nên sử dụng rượu bia và hút thuốc lá, và không tự lấy ráy tai. Giúp làm giảm ảnh hưởng đến tình trang 1 bên tai bị nghe nhỏ.

Khám tai và sử dụng thiết bị để hỗ trợ 1 bên tai bị nghe nhỏ

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Đồng thời, họ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng tai, mũi và cổ họng để xác định nguyên nhân.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra thính giác của bạn. Ở bài kiểm tra này, bác sĩ hoặc chuyên gia thính học sẽ đo lường phản ứng của bạn với một loạt âm thanh ở các mức âm lượng khác nhau. Những phép đo này sẽ giúp xác định phần tai bị ảnh hưởng. Và cung cấp thông tin để tìm ra nguyên nhân cơ bản gây mất thính giác ở tai.

Các lựa chọn điều trị cho tình trạng mất thính lực sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, mất thính lực sẽ không thể hồi phục được. Khi đó, bác sĩ/ chuyên gia có thể gợi ý một thiết bị trợ thính để cải thiện thính giác của bạn.

Trợ thính Khánh Trần là chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị trợ thính. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ cho bạn trong điều trị 1 bên tai bị nghe nhỏ.

Trơ thính Khánh Trần

Chúc các bạn luôn có một đôi tai khỏe mạnh!

Leave Comments

0978191612
0978191612