Đo thính lực đơn âm là gì? Quy trình đo chi tiết

DO-THINH-LUC-DON-AM

 

Đo thính lực đơn âm là gì? Quy trình đo chi tiết

Đo thính lực đơn âm là một quá trình quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tai của con người. Thông qua kết quả đo, chúng ta có thể xác định được ngưỡng nghe hiện tại của mỗi người. Quy trình đo thính lực PTA bao gồm nhiều bước chi tiết và cần sự chính xác cao để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Cùng Trợ thính Khánh Trần tìm hiểu chi tiết các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Đo thính lực đơn âm là gì?

Đo thính lực đơn âm, hay còn được gọi là Pure Tone Audiometry (PTA), là một phương pháp đo thính lực để xác định mức độ nhạy cảm và ngưỡng nghe của một người đối với các âm thanh khác nhau. Phép đo này được thực hiện bằng cách đưa các âm thanh vào tai bằng tai nghe ở các dải tần số khác nhau, từ thấp đến cao.

Các tần số thông thường được sử dụng trong quá trình kiểm tra là 250 Hz, 500 Hz, 1 kHz, 2 kHz, 4 kHz và 8 kHz. Các giá trị này được so sánh với các ngưỡng nghe bình thường để xác định mức độ mất thính lực của người được kiểm tra.

Kết quả của quá trình đo thính lực đơn âm thể hiện bằng một biểu đồ được gọi là thính lực đồ đơn âm (PTA – pure-tone audiogram). Trên biểu đồ này, trục ngang đại diện cho các tần số được kiểm tra, trong khi trục đứng đại diện cho cường độ âm thanh. Vị trí các điểm trên biểu đồ thể hiện mức độ mất thính lực tại các tần số tương ứng. 

Đo thính lực đơn âm để xác định ngưỡng nghe với các âm thanh khác nhau 

Có 2 loại đo thính lực PTA phổ biến hiện nay, bao gồm đo đường khí và đo đường xương.

Đo thính lực đơn âm đường khí (AC)

Đo thính lực đơn âm đường khí (AC) là một phương pháp trong đo thính lực được sử dụng để xác định ngưỡng nghe và mức độ thính lực của một người thông qua đường dẫn truyền sóng âm từ không khí qua chuỗi xương con vào dịch tai trong.

Mục đích chính của việc đo này là xác định ngưỡng nghe và mức độ thính lực của một người. Phép đo này giúp đánh giá khả năng nghe của người được kiểm tra và xác định các vấn đề thính lực như khiếm thính, mất nghe, hay các vấn đề khác liên quan đến tai.

Đo thính lực đơn âm đường xương (BC)

Đây là một phương pháp trong đo thính lực được sử dụng để xác định loại khiếm thính và đánh giá chức năng thính giác của một người thông qua sự rung động lên hệ thống xương sọ, kích thích trực tiếp dịch tai trong mà không thông qua tai ngoài và tai giữa.

Mục đích chính của đo thính lực đơn âm đường xương là xác định loại khiếm thính, bao gồm khiếm thính dẫn truyền, khiếm thính tiếp nhận hoặc hỗn hợp. Phép đo này cung cấp thông tin quan trọng để chẩn đoán và điều chỉnh máy trợ thính một cách chính xác hơn.

Đối tượng cần tiến hành kiểm tra thính lực đơn âm

Đo thính lực đơn âm giúp kiểm tra khả năng nghe và thường được thực hiện trong bài kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt đối với những người làm việc hoặc sinh sống trong môi trường ồn ào.

Nếu bạn có những dấu hiệu suy giảm thính lực hoặc gặp các vấn đề tai như ù tai, chóng mặt, tiếp xúc các chất độc gây tai hoặc tiếng ồn lớn,… Có thể sẽ được khuyến nghị tiến hành đo PTA.

Tuy nhiên, phương pháp này thường không áp dụng cho trẻ em quá nhỏ do khó hợp tác trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, cũng có một số bệnh lý mà không thể thực hiện được kỹ thuật đo này.

Mục đích của việc đo thính lực PTA

Thông qua việc đo thính lực đơn âm, các y bác sĩ và chuyên gia thính học có thể:

  • Đánh giá tình trạng mất thính lực và mức độ suy giảm thính lực của bệnh nhân.
  • Giúp phân biệt giữa nghe kém dẫn truyền (conductive hearing loss), nghe kém tiếp nhận (sensorineural hearing loss) và nghe kém hỗn hợp (mixed hearing loss). 
  • Đánh giá hiệu quả của máy trợ thính hoặc phẫu thuật trong việc cải thiện thính lực. 
  • Phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thính lực, từ đó có thể đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.

Quy trình đo thính lực đơn âm chi tiết

Quy trình đo thính lực PTA sẽ được thực hiện thông qua 5 bước dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị đo

Trước khi tiến hành đo, bác sĩ và các chuyên gia thính học sẽ chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và kiểm tra thiết bị đo. Việc kiểm tra sẽ giúp đảm bảo rằng các thiết bị đều  hoạt động tốt.

Bước 2: Khám tai và làm sạch

Bệnh nhân sẽ được chuyên gia kiểm tra tai và lấy ráy tai (nếu cần). Ngoài ra, trước khi thực hiện đo, bệnh nhân sẽ tháo bỏ máy trợ thính hoặc các dụng cụ gây cản trở khi lắp thiết bị đo. 

Bước 3: Hướng dẫn đo

Bác sĩ sẽ tiến hành đeo tai nghe chụp hoặc tai nghe đường xương (có kết nối với máy đo) lên tai bệnh nhân. Đồng thời hướng dẫn những điều bệnh nhân nên làm và không nên làm trong quá trình đo. 

Bước 4: Bật máy và tiến hành đo

Sau khi chắc chắn bệnh nhân đã nắm rõ những gì phải thực hiện, các chuyên gia sẽ thực hiện đo thính lực. Tiến hành đo thính lực đơn âm theo cài đặt của máy. Đo từng bên tai một để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Bước 5: Đánh giá kết quả

Sau khi hoàn thành đo, kết quả sẽ được đánh giá dựa trên thính lực đồ (audiogram) và thông qua việc áp dụng các biện pháp chuyên khoa. Nhờ đánh giá này, các chuyên gia có thể đưa ra nhận định về tình trạng thính lực của bệnh nhân và các biện pháp điều trị tiếp theo cần thiết.

Kết quả đo trên biểu đồ, tần số được sắp xếp theo trục ngang, với giá trị ngưỡng từ 125 đến 8000 Hz. Còn cường độ âm thanh được sắp xếp theo trục dọc, với giá trị từ 0dB đến 120 dB. Khi sự suy giảm thính lực vượt quá 25 dB so với ngưỡng nghe dẫn truyền đường khí hoặc ngưỡng nghe dẫn truyền đường xương, thì thính lực bị ảnh hưởng.

Mức độ mất thính lực của một người có thể được đánh giá như sau:

  • 0-20 dB HL: Thính lực bình thường.
  • 21-40 dB HL: Mất thính lực nhẹ.
  • 41-70 dB HL: Mất thính lực trung bình.
  • 71-90 dB HL: Mất thính lực nặng.
  • 90 dB trở lên: Tình trạng điếc sâu

Bác sĩ và chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng thính lực thông qua thính lực đồ 

Đo thính lực PTA tại Trợ thính Khánh Trần

Đo thính lực đơn âm là quá trình đo lường khả năng nghe của một cá nhân đối với âm thanh có tần số thấp. Quy trình này giúp xác định xem người đó có khả năng nghe âm thanh ở tần số thấp hay không, từ đó giúp chẩn đoán và điều trị các vấn đề về thính lực một cách chính xác.

Tại Trợ thính Khánh Trần, chúng tôi cung cấp dịch vụ đo thính lực chuyên nghiệp và hiện đại. Quy trình đo được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm và được hỗ trợ bởi các thiết bị đo lường tiên tiến. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về tình trạng thính lực của mình và có những quyết định điều trị phù hợp.

Với sứ mệnh mang lại sự thoải mái và chất lượng cuộc sống cho người có vấn đề về thính lực, Trợ thính Khánh Trần luôn sẵn lòng hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về quy trình đo thính lực đơn âm cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác. 

Liên hệ ngay Hotline 0978.191.612 để đặt lịch hẹn với Trợ thính Khánh Trần!

 

TRUNG TÂM TRỢ THÍNH KHÁNH TRẦN 

Địa chỉ:

  • Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Hà Nam: Tổ 8, khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam
  • Vũng Tàu: Số 1129, Đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu
  • Vĩnh Phúc: Số 122, Chu Văn An, P. Liên Bảo, TP Vĩnh Yên

Hotline: 0978.191.612

Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com

Leave Comments

0978191612
0978191612