Ngày 25/4/2024, mời bạn đọc đón xem chương trình livestream về nghe kém, suy giảm thính lực và máy trợ thính với sự tư vấn của Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Phan Trần Chung Thủy – Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam.
Hơn 1,6 tỷ người mất thính lực trên toàn thế giới
Nghe kém – còn gọi là suy giảm thính lực luôn được xem là vấn đề tất yếu chỉ xảy ra trên người cao tuổi. Song, thực tế, nhiều người chỉ vừa bước qua tuổi tứ tuần, ngũ tuần đã xảy ra tình trạng “nghễnh ngãng, nghe lúc được lúc không”.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới – WHO cho thấy có hơn 1,6 tỷ người đang bị mất thính lực. Trong đó, có 430 triệu người mất thính lực trung bình đến nặng. Đáng lưu ý là, 80% dân số toàn cầu cần được chăm sóc thính lực nhưng lại không nhận được chăm sóc này và chỉ 15-20% người nghe kém được chỉ định máy trợ thính có đang đeo máy.
Một con số ước tính khiến nhiều người giật mình, thế giới sẽ có 2,5 tỷ người – tương đương trong 4 người thì có một người bị khiếm thính, với ít nhất 700 triệu người cần chăm sóc và điều trị y tế.
Trong khi đó, tại Việt Nam, cứ 6 người thì có 1 người bị suy giảm thính lực. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là di truyền, lớn tuổi, bệnh lý, thuốc hoặc chấn thương. Báo động hơn nữa là, độ tuổi mất thính lực hiện nay ngày càng trẻ hóa.
Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về tiếng ồn tại các đô thị lớn trong thời gian ảnh hưởng đến tai gây nghe kém, mất thính lực. Trên hết, thói quen đeo tai nghe với âm lượng lớn trong thời gian dài của giới trẻ ngày nay tác động xấu thính lực, thậm chí là dẫn đến tổn thương không hồi phục.
WHO khuyến cáo mức âm thanh tối đa tai chịu được là 85 decibels – tương đương với mức trung bình của volume của ipod, thiết bị nghe nhạc. Song, hầu hết các thiết bị giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Nếu người dùng nghe ở mức âm lượng tối đa này trong vòng 15 phút, suy giảm thính lực ngay lập tức sẽ xảy ra.
Nghe kém, suy giảm thính lực, điều trị thế nào?
Chúng ta hoàn toàn có thể tự nhận biết tình trạng nghe kém của bản thân. Song vấn đề đáng lo là, nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được rằng, nghe kém có thể dẫn đến trầm cảm, suy giảm nhận thức, ảnh hưởng đến cả tâm lý và thể chất nên còn nhiều chủ quan.
Vậy, làm sao nhận biết sớm nghe kém, suy giảm thính lực?
Tầm quan trọng của máy trợ thính với người nghe kém, suy giảm thính lực là gì?
Phân biệt máy trợ thính và máy khuếch đại âm thanh thế nào?
Để chọn máy trợ thính phù hợp và tập làm quen với đeo máy, bắt đầu từ đâu?
Tất cả những thắc mắc này sẽ được Thầy Thuốc Ưu Tú PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy – Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam giải đáp trong chương trình trò chuyện cùng chuyên gia với chủ đề “Nghe kém – khi nào cần sử dụng máy trợ thính?”, phát sóng vào tối 19 giờ 30, thứ 5, ngày 25/4/2024. Đặc biệt, bên cạnh những tư vấn hữu ích từ chuyên gia, trong số phát sóng này, bạn đọc/ khán thính giả còn được lắng nghe kinh nghiệm từ chị Lâm Chi – người nhà bệnh nhân khi có người thân nghe kém và sử dụng máy trợ thính.
Chương trình nhận được bảo trợ chuyên môn bởi Liên Chi Hội Tai Mũi Họng TPHCM và các tỉnh phía Nam. Trợ thính Khánh Trần hân hạnh được đồng hành cùng WSA và AloBacsi đồng phát chương trình. Mời bạn đọc/ khán thính giả đặt câu hỏi cho chuyên gia và đón xem chương trình trên các nền tảng: Fanpage Trợ thính Khánh Trần Việt Nam, Fanpage AloBacsi, Youtube.
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH & TBYT KHÁNH TRẦN
Địa chỉ:
- Văn phòng chính: Tầng 3, Số 74 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Chi nhánh Hà Nam: Tổ 8, khu đô thị Hai Pha, Phủ Lý, Hà Nam
- Chi nhánh Vũng Tàu: Số 1129, Đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu
Hotline: 0978.191.612
Email: kthearing@gmail.com / Contact@kthearing.com